Chiến tranh và hòa bình

Thế giới luôn cố gắng tạo ra cho chúng ta những ma trận và mâu thuẫn để những cuộc chiến không bao giờ kết thúc. Làm sao để thoát ra khỏi ma trận đó và tìm cho mình một điểm cân bằng đúng đắn. Câu trả lời chỉ có một duy nhất: Trở về nguồn cội, hay nói đúng hơn là trở về gốc rễ của vạn vật ngay từ khi được sinh ra.

Chuỗi thức ăn tự nhiên

Nếu bạn nhìn vào tự nhiên, đất trời tạo hóa sinh ra vạn vật và vận hành theo những quy luật có sẵn của nó. Thượng đế sáng tạo ra vạn vật và đặt chúng vào trong một hệ thống khép kín, logic và hoàn hảo.

Chắc hẳn trong cuộc đời mình bạn đã từng nhìn thấy cảnh những con tắc kè trong nhà ăn muỗi, cá ăn lăng quăng, gà mổ giun hay ăn côn trùng…

Trong tự nhiên, nếu bạn đi tham quan trong một khu rừng hoang dã và trở về đúng vai trò của mình là một người quan sát, không can thiệp vào những quy luật tự nhiên. Khi đó bạn sẽ chẳng có gì bất ngờ và đau xót khi thấy 1 con hổ dữ đang vây bắt và ăn thịt 2 mẹ con linh dương. Liệu bạn hay những người cai quản khu bảo tồn có can thiệp để cứu mạng 2 mẹ con linh dương không hay chỉ đứng im thích thú ngắm nhìn con vật lớn hơn ăn thịt những con nhỏ hơn.

Chúng ta đều biết rằng chuỗi thức ăn tự nhiên là quy luật, và những gì thuộc về tự nhiên chúng ta không cần can thiệp. Con người cũng thuộc về tự nhiên, chỉ đặc biệt nhất bởi vì con người là bản thể sáng tạo vượt trội nhất của Thượng Đế.

Với những gì xảy ra trên thế giới này nếu ta nghĩ rằng tất cả đều là ý định của Thượng Đế thì hẳn Ngài cũng đang nhìn thế giới như sự đấu tranh lẫn nhau để sinh tồn. Hầu hết chúng ta khi nhìn vấn đề sẽ nhìn được một mặt của nó, hoặc chỉ nhìn theo một hướng. Khi bạn chỉ đứng 1 góc để nhìn một quả cầu trước mặt hiển nhiên không thể nhìn được cảnh quan toàn vẹn của nó và không thể biết mặt sau là gì. Bạn chỉ có thể tìm cách di chuyển, thay đổi hoặc tổng hợp mọi góc nhìn.

Quay trở lại với việc con vật ăn thịt lẫn nhau hoặc thậm chí là con người giết chóc lẫn nhau, chúng ta nhìn thấy đó có thể là sự tiêu cực, dã man, hỗn loạn… mang tính hủy diệt nhưng trên thực tế những thứ đó lại góp phần duy trì sự cân bằng và tái tạo trật tự cho tự nhiên. Chúng ta nên thấy rằng trong cuộc sống và thế giới này cái chúng ta gọi là xung đột giữa các loài với nhau thực ra bản chất nó không phải là cạnh tranh mà là một hệ thống tương quan hỗ trợ kì lạ.

Bản chất của tự nhiên hay tạo hóa là tước đoạt sự sống để nuôi dưỡng sự sống. Các sự vật nuôi dưỡng lẫn nhau. Vì vậy bạn hãy hình dung ý tưởng về bạn hay thù là một phần cần thiết trong tự nhiên và cho chính bạn. Ngay chính cơ thể chúng ta cũng đang có những cuộc xung đột đấu tranh mạnh mẽ, có những loài vi sinh vật đang ăn thịt lẫn nhau và nếu điều đó không xảy ra bạn không thể khỏe mạnh.

Tất cả những mối quan hệ qua lại trong chuỗi thức ăn cho dù chúng là bạn hay thù như mối quan hệ giữa ong mà hoa hay chim và sâu, tất cả đều là những hình thức hợp tác cần có trong tự nhiên. Chúng tái sinh lẫn nhau và điều đó là cần thiết.

“Autophagy”, dịch từ tiếng Hy Lạp cổ thành ‘tự ăn thịt’ hoặc ‘ăn thịt bản thân’, bạn có thể kéo dài tuổi thọ của mình một cách hiệu quả. Quá trình autophagy đòi hỏi các tế bào khỏe mạnh của bạn phải tiêu diệt những tế bào già cỗi, yếu ớt và chuyển đổi chúng trở lại thành năng lượng. Nghĩa đen là cơ thể bạn ăn chính nó và sử dụng nó để duy trì cân bằng nội môi.

Nếu bạn luôn theo dõi tin tức thế giới và thấy được bản đồ chiến tranh – hòa bình trên mặt đất này, chắc chắn với lòng trắc ẩn của một con người bạn sẽ cảm thấy thương cảm và đau xót cho những đất nước nằm trong bản đồ chiến tranh thế giới. Con người luôn có xu hướng đứng về phe yếu thế nên bạn sẽ cảm thấy một loạt các cảm xúc tiêu cực với bề trên hoặc những người cầm quyền thế giới hay nói tóm lại là những thế lực tạo ra chiến tranh. Nhưng thực ra chiến tranh là điều cần thiết và bạn cần phải hiểu điều này.

Tôi lấy một ví dụ :Thế giới mất 200 nghìn năm lịch sử để dân số đạt tới mức 1 tỷ người, nhưng chỉ mất thêm 200 năm để đạt tới mức 8 tỷ người như bây giờ. Nếu bề trên không tạo ra chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai, vũ khí tiền tệ/kinh tế/tài chính. Bạn có thể thấy điều đó không nhân văn, nhưng sẽ ra sao nếu con người liên tục sinh sôi và sinh sống bầy đàn trong một thế giới không văn mình phát triển.

Nếu chúng ta không có những cuộc chiến sinh tồn ở thời hiện đại mà đổi lại trong một thế giới không phát triển, chúng ta cũng chết vì gậy gộc, sắt đá, luật rừng….

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *