Thấu hiểu làn da

Làn da rất quan trọng với sức khỏe và tinh thần chúng ta. Bên cạnh chức năng là rào cản đầu tiên của cơ thể chống lại vi khuẩn và vi rút, làn da duy trì cân bằng các chất và điều hòa nhiệt độ cơ thể.

Làn da rất nhạy cảm, cảm nhận được va chạm nhẹ cũng như tác động mạnh. Tình trạng da cũng tác động rõ rệt lên chính nó. Hãy đọc bài này để hiểu rõ về cơ quan lớn nhất che phủ gần 2m2 diện tích cơ thể và nặng bằng 1/6 trọng lượng cơ thể.

Cấu trúc và chức năng của làn da

Là cơ quan luôn đổi mới, cấu trúc da người gồm 3 tầng chính, mỗi lớp lại bao gồm nhiều lớp:

  • Tầng biểu bì: lớp sừng & lớp tế bào sống.
  • Tầng hạ bì: tuyến nhờn, tuyến mồ hôi, lông,hệ thống mạch máu, dây thần kinh…
  • Mô dưới da

Các phần phụ như nang và các tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn cũng đóng vai trò khác nhau trong chức năng tổng thể của da. Để củng cố hàng trào bảo vệ da, cần dầu ép lạnh để chăm sóc.

Làn da bao gồm 3 lớp: biểu bì, hạ bì và mô dưới da

Tầng biểu bì

Là lớp da ngoài cùng có thể nhìn và chạm được bảo vệ cơ thể khỏi độc tố/vi khuẩn, giữ lại các chất cần thiết. Tầng biểu bì gồm 5 lớp tế bào được sản sinh ở lớp trong cùng, di chuyển đến bề mặt da phát triển qua nhiều giai đoạn. Đây chính là quá trình sừng hóa.

  1. Lớp đáy: là lớp trong cùng của biểu bì nơi sản sinh tế bào keratinocyte.
  2. Lớp tế bào gai: tế bào keratinocytes sản sinh chất sừng (sợi protein).
  3. Lớp hạt: Quá trình sừng hóa bắt đầu- các tế bào sản sinh các hạt nhỏ và các hạt này di chuyển lên trên, biến đổi thành chất sừng và các lipid biểu bì.
  4. Lớp bóng: Các tế bào bị ép nhẹ, bằng phẳng và không thể phân biệt.
  5. Lớp sừng: Lớp ngoài cùng của biểu bì, trung bình có khoảng 20 lớp da và các tế bào chết dát mỏng bong ra thường xuyên trong quá trình tróc vảy. Đây cũng là nơi cư trú của tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn và hệ vi sinh vật.

Lớp tế bào sống (đáy, gai, hạt, bóng)

Bao gồm có hạt, gai, đáy, bóng là lớp tế bào sống bên dưới lớp sừng.

Tầng hạt và gai không chứa mạch máu, được nuôi dưỡng nhờ khuếch tán oxy trong không khí. Xuống sâu hơn nữa là tầng đáy được nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu của lớp hạ bì.

Lớp sừng (tế bào da chết)

Đây là lớp da phía ngoài cùng tạo nên vẻ đẹp của làn da, quan trọng nhất trong dưỡng da thuận tự nhiên, cũng là nơi lớp tế bào chết bong ra (khoa học mỹ phẩm luôn kêu gọi phải lột bỏ đi). Dưỡng da bằng dầu chính là chăm sóc lớp tế bào sừng này.

Các tế bào ở lớp sừng gắn kết với nhau bởi các lipid biểu bì rất quan trọng để tạo nên một làn da khỏe mạnh, tạo nên hàng rào bảo vệ và giữ độ ẩm cho da.

Biểu bì bao phủ bởi chất nhũ tương gồm nước và lipid như các màng hydrolipid duy trì tiết mồ hôi và bã nhờn, giúp da mềm hơn và hoạt động giống như hàng rào chống lại vi khuẩn và nấm.

Khi các lipid bị mất đi, da trở nên khô hơn và cảm giác bị căng và sần sùi.

Phần nước của màng này là các acid bảo vệ bao gồm:

  • Axit lactic và một số các amino axit từ mồ hôi
  • Các axit tự do từ dầu
  • Các amino axit, axit cacboxilic pyrrolidine và các nhân tố tạo độ ẩm tự nhiên khác (NMFs)- là nhân tố của quá trình sừng hóa.

Các tế bào bên trong lớp sừng gắn kết với nhau bởi lipids, rất quan trọng trong việc giúp cho làn da khỏe mạnh.

Các axit bảo vệ là môi trường axit nhẹ và có độ pH nằm trong khoảng từ 5.4 đến 5.9. Đây là môi trường lý tưởng cho:

  • Các vi sinh vật tốt cho da có thể phát triển mạnh và các vi sinh vật có hại sẽ bị tiêu diệt.
  • Sự hình thành các lipid biểu bì.
  • Các enzym kiểm soát quá trình tróc da.
  • Lớp sừng dễ dàng tự phục hồi khi nó bị tổn thương.

Thành phần trong lớp sừng biểu bì của da

Lớp sừng mà chúng ta gọi là tế bào chết có thành phần chính là keratin, hình thành thông qua nguyên phân ở lớp tế bào sống. Các tế bào di chuyển lên các tầng và thay đổi hình dạng và thành phần đến khi chúng chết đi do bị cô lập khỏi nguồn máu. Tế bào được giải phóng và chất sừng protein được đưa vào, cuối cùng chúng chạm đến lớp sừng và tự bong tróc ra ngoài.

Lớp sừng không chứa mạch máu vì vậy thường bị gọi là lớp tế bào chết, tuy nhiên lớp tế bào chết cực kì quan trọng đối với da, là thần hộ mệnh đầu tiên của làn da.

Lớp sừng rụng đi 1 cách tự nhiên và được thay thế chậm hơn khi già đi. Khi còn trẻ lớp sừng non mọc liên tục cũng tạo ra lớp sừng mọc liên tục và rụng đi liên tục khiến da của người trẻ luôn mịn màng và đẹp hơn da của người già. Đây là quy luật tự nhiên của tạo hóa.

Tầng hạ bì (mô mạch liên kết)

Tầng hạ bì (tầng bì) nằm bên dưới tầng biểu bì, bên trên lớp tế bào sống. Đây là 1 hệ thống rất phức tạp gồm: mô liên kết, đệm liên kết, hệ thống dây thần kinh, nang lông, mồ hôi, bã nhờn, hệ thống mạch máu,sợi collagen, sợi elastine, sợi protein, các sợi mạng nhện, tuyến apocrine, mạch bạch huyết…

Tầng bì chính là phần quan trọng nhất ảnh hưởng chiếm 70-80% vẻ đẹp làn da. Các mạch máu ở tầng bì mang máu đến nuôi lớp đáy của tầng biểu bì đồng thời mang chất thải khác từ máu thải ra ngoài. Ví dụ trong mồ hôi của da có chứa ure, đó là lí do chúng ta gọi đó là mồ “hôi”.

Mực xăm được giữ ở tầng bì. Các vết rạn da cũng nằm ở tầng bì.

Hạ bì dày, đàn hồi, là lớp giữa của da và bao gồm 2 lớp:

  • Lớp đáy: vùng rộng và dày, nơi tiếp giáp với hạ bì.
  • Lớp lưới: định dạng hình làn sóng và tiếp xúc với biểu bì

Phần cấu trúc chính của lớp hạ bì là sợi collagen, sợi đàn hồi và các mô liên kết- giúp da khỏe mạnh, trẻ trung hơn. Các cấu trúc này gắn chặt với một chất như gel (có chứa axit hyaluronic) có khả năng cao trong việc liên kết với phân tử nước giúp duy trì thể tích của da.

Lối sống và nhân tố bên ngoài như ánh nắng mặt trời và sự thay đổi nhiệt độ có tác động đến số lượng sợi collagen và sợi đàn hồi trong cấu trúc da. Khi chúng ta già đi, sự sản sinh sợi collagen và sợi đàn hồi  tự nhiên giảm xuống khiến chức năng gắn kết với các phân tử nước cũng bị suy yếu. Làn da sẽ thiếu săn chắc và nếp nhăn xuất hiện.

Lớp hạ bì đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài cũng như nuôi dưỡng  lớp ngoài cùng:

  1. Lớp hạ bì dày, có cấu trúc giúp làm nhẹ đi các tác động từ bên ngoài và khi tổn thương xảy ra, chứa các mô liên kết giúp làm lành vết thương như nguyên bào sợi và dưỡng bào .
  2. Là nơi chứa nhiều mao mạch máu giúp nuôi dưỡng biểu bì và loại bỏ chất thải.
  3. Tuyến bã nhờn (sản sinh dầu cho bề mặt da) và tuyến mồ hôi (vận chuyển nước và axit lactic tới bề mặt da) đều ở lớp hạ bì. Các chất lỏng này kết hợp với nhau tạo nên lớp màng hydrolipid là độ ẩm của da.

Hạ bì còn là nơi có các cơ quan:

  1. Các mao mạch bạch huyết.
  2. Cơ quan cảm nhận cảm giác.
  3. Chân tóc: nơi tóc được phát triển.

Hạ bì bảo vệ cơ thể với khả năng nuôi dưỡng và loại bỏ chất thải với chức năng đổ mồ hôi

Lớp mô dưới da (mỡ dưới da)

Hạ bì cách ly cơ thể và là nơi chứa tế bào, kết cấu collagen và các mạch máu. Lớp da ở phía trong cùng là nơi tạo ra năng lượng của cơ thể, đồng thời hoạt động như một tấm đệm và cách nhiệt cho cơ thể bao gồm:

  • Các tế bào mỡ: gắn kết lại với nhau thành nhóm như  một lớp đệm.
  • Các sợi collagen đặc biệt (được gọi là vách mô hay đường ranh giới): bao gồm các mô liên kết mềm xốp giúp giữ các tế bào chất béo gắn kết  lại với nhau.
  • Các mạch máu.

Mô dưới da không phải là một phần của da. Nó nằm dưới tầng bì và biểu bì với mục đích gắn da với xương và cơ bên dưới cũng như cung cấp cho nó các mạch máu và dây thần kinh. Nó bao gồm mô liên kết lỏng lẻo, mô mỡ và elastin. Các loại tế bào chính là nguyên bào sợi, đại thực bào và tế bào mỡ (mô dưới da chứa 50% chất béo trong cơ thể). Chất béo là lớp đệm và lớp cách nhiệt cho cơ thể.

Chức năng của da và những yếu tố ảnh hưởng tới làn da

Làn da rất quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần con người. Làn da khỏe như một rào cản giữa bên ngoài và bên trong cơ thể, là sự bảo vệ cơ thể đầu tiên và tốt nhất:

Hàng rào chắn ở phía ngoài cùngBảo vệ da khỏi tia UV

Chức năng của da

Nóng, lạnh, mất nước và bức xạ

Là sừng ngoài cùng bảo vệ cơ thể khỏi môi trường và hạn chế sự mất nước của biểu bì. Chúng chứa các nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên (NMFs) gắn kết với nước và duy trì sự đàn hồi, vững chắc và mềm mại của da. Nếu các nhân tố này suy yếu, da mất đi độ ẩm. Khi độ ẩm của lớp sừng xuống còn  từ 8- 10%, da khô, sần sùi và nứt nẻ.

Da đổ mồ hôi làm mát cơ thể và thu nhỏ hệ thống mạch máu ở hạ bì để giữ nhiệt và điều chỉnh cân bằng nhiệt độ cơ thể. Các tế bào mỡ ở mô dưới da điều chỉnh duy trì nhiệt độ cơ thể trước sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ.

Khi tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời và tua UV nguy hiểm, sự sản sinh sắc tố ở lớp đáy tăng lên, da dày hơn để tự bảo vệ cơ thể khỏi bị cháy nắng bằng cách tiết ra sắc tố melanin. Da tạo ra vitamin D cần thiết cho cơ thể.

Chống thấm nước và va chạm

Bảo vệ các mô và cơ quan sống bên trong cơ thể thông qua các lớp biểu bì. Các tế bào mỡ ở mô dưới da cung cấp lớp đệm hoạt động như thiết bị giảm va chạm, bảo vệ các mô cơ và các sợi mô bao quanh cơ ở phía dưới.

Tiếp xúc với các nhân tố bên ngoài sẽ làm cho lớp sừng dày lên, ví dụ khi các vết chai ở tay hay chân sẽ càng dày lên khi bị cọ xát nhiều. 

Da cũng bảo vệ cơ thể khỏi mất nước, chống thấm nước vào cơ quan bên trong.

Các chất hóa học, vi khuẩn và virus

Khả năng đệm của màng hydrolipid và axit bảo vệ giúp bảo về cơ thể khỏi các chất hóa học có tính kiềm gây hại.

Bảo vệ chống lại sự xâm nhập của các sinh vật truyền nhiễm. Lớp sừng của biểu bì và các axit bảo vệ chống lại các loại vi khuẩn và nấm. Nếu có tác nhân nào đó vượt qua được rào cản đầu tiên thì hệ thống miễn dịch của da sẽ phản ứng lại.

Bài tiết – đào thải độc tố

Da là cơ quan thải độc bài tiết độc tố lớn nhất và quan trọng trên cơ thể con người. Khi chúng ta tập thể dục, vận động, … thì tuyến mồ hôi sẽ được kích thích và tiết ra mồ hôi theo đó chất độc cũng được thải ra ngoài.

Một nguồn thức ăn của cơ thể

Da có thể tích trữ nước, chất béo, glucose, vitamin D khi cần. Da cũng hấp thụ năng lượng, hấp thu oxy nuôi dưỡng cơ thể.

Các tế bào chất béo ở mô dưới da cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng. Khi cơ thể cần, những chất này sẽ được di chuyển đến các mạch máu và đưa đến nơi cần thiết.

Cơ quan thụ cảm và khả năng tái tạo

Hoạt động như một cơ quan thụ cảm đối với xúc giác, áp lực, đau, nóng và lạnh. Đầu các dây thần kinh ở da khiến da nhạy cảm với áp lực, chấn động, va chạm, nỗi đau và nhiệt độ.

Da có khả năng phục hồi các vết thương từ hoạt động liên tục hình thành các tế bào mới.

Yếu tố tâm lý/tinh thần quan trọng

Da giúp bảo dưỡng hình thức bên ngoài của cơ thể. Mang chức năng thẩm mỹ quan trọng ảnh hưởng đến tâm lý của con người, thể hiện rõ các chỉ số dễ thấy nhất của sức khỏe, phản ánh lối sống sinh hoạt, chế độ ăn uống…

Tình trạng da ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm nhận bản thân mình và cách người khác cảm nhận chúng ta. Khi làn da khỏe mạnh và không có bất kì vấn đề gì, nó có thể thực hiện các chức năng tốt hơn và khiến chúng ta thoải mái và tự tin hơn.

5 nhân tố chính tác động tới làn da

Muốn có một làn da đẹp trước tiên chúng ta cần thay đổi các yếu tố tác động trực tiếp tới làn da:

Thực phẩm

Thực phẩm nuôi trồng, sản xuất bằng mặt trời: không trồng nhà màng nhà lưới, lấy mặt trời làm phân bón. Không sử dụng công nghệ chiếu xạ, sục oxy, nito vào thực phẩm để bảo quản.

Thực phẩm hữu cơ tự nhiên : không sử dụng phân thuốc hóa học, kể cả phân hữu cơ , chỉ sử dụng vật liệu hữu cơ và nông dân tự ủ phân.

Thực phẩm địa phương: sử dụng giống bản địa, nhân sự tại chỗ , thế mạnh địa lí, đặc sản , vật liệu nuôi đất nuôi nước tại chỗ.

Thực phẩm toàn phần: không tinh luyện, không tinh chế, chiết xuất, không thêm phụ gia công nghiệp, kể cả phụ gia hữu cơ.

Thực phẩm trong nhà xưởng sản xuất không tạo ra rác thải, khí thải, nước thải.

Nguồn nước

Chúng ta có thể nhịn ăn dài ngày nhưng không thể nhịn uống dài ngày. Nước sinh hoạt tắm rửa rất ảnh hưởng tới vẻ đẹp làn da.

Nước máy hoặc nước giếng khoan hoặc các nguồn nước sông nên được lọc qua hệ thống lọc thô.

Đối với nước uống hiện nay, cách tốt nhất cũng như là hiệu quả an toàn và phù hợp với túi tiền nhất là nước lọc RO. Nhược điểm của lọc RO là lọc tất cả không sót bất kì khoáng gì trong nước. Tuy nhiên lượng khoáng trong nước dễ dàng bù đắp bằng thực phẩm vì lượng khoáng trong nước rất ít.

Không khí

Lớp gai và lớp hạt của lớp tế bào sống được nuôi dưỡng bằng cách tự khuếch tán oxy trong không khí. Dù đây là phần rất nhỏ nhưng là 1 ý lớn để thấy chất lượng không khí ảnh hưởng tới chúng ta thế nào.

Không chỉ là phổi và cả cơ thể, môi trường trong lành thực sự khiến sức khỏe làn da của chúng ta trở nên xinh đẹp khỏe mạnh mịn màng.

Bạn hãy cố gắng tạo cho mình một môi trường và không khí trong lành nhất có thể, trồng cây quanh nhà hoặc đặt vài chậu cây trong phòng làm việc cũng giúp cải thiện môi trường.

Hãy dùng khẩu trang che chắn khi đi ngoài khói bụi ô nhiễm. Bạn có thể trồng thật nhiều cây trong nhà hoặc xung quanh để tạo thêm oxy cho không khí và cản bớt bụi bẩn.

Vận động thể chất và vận động trí não

Vận động làm toát mồ hôi, lưu thông khí huyết, mồ hôi là dòng máu thứ 2 của cơ thể. Khi mồ hôi được toát ra cũng có nghĩa chất độc từ máu đưa đến cho mồ hôi cũng được đào thải.

Vận động thể chất tạo ra các sợi collagen , sợi protein và sợi elastin giúp da và mô dưới săn chắc. Vận động cơ thể vật lý thì hoạt động trí não cũng giúp da tươi trẻ, thần thái rạng rỡ.

Tâm tính, tâm trạng

Ảnh hưởng nhiều nhất đến làn da và sức khỏe tổng thể chính là tâm tính. Tâm tính độc địa cơ thể sẽ sản sinh và tích tụ rất nhiều độc tố hơn, cơ thể thải độc không kịp cũng khiến cho da xấu đi rất nhiều.

Hãy chăm sóc tâm tính của mình nếu bạn muốn có 1 làn da khỏe mạnh. Sinh hoạt lành mạnh, ngủ sớm và đủ giấc, luôn vui vẻ và lạc quan sẽ rất tốt cho làn da và sức khỏe tổng thể.

Chăm sóc bên ngoài

Những thứ bạn lựa chọn đưa vào da trực tiếp từ bên ngoài cũng tác động mạnh mẽ và có thể thay đổi hoàn toàn đặc tính của làn da`.

Dưỡng da bằng dầu là cách duy nhất chăm sóc da mà không làm ảnh hưởng đến những cơ chế tự nhiên của làn da và cơ thể.

Chăm sóc da tự nhiên

Đặc tính tự nhiên của da người

Chăm sóc tự nhiên nghĩa là chăm sóc lớp sừng (tế bào chết), nuôi dưỡng vẻ đẹp của làn da chết, hỗ trợ điều kiện cần và đủ để lớp tế bào ngoài cùng da này hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ da của nó.

Nhiệm vụ của lớp sừng của da

Đây là lớp ngăn vi khuẩn tấn công đầu tiên trong hệ miễn dịch của cơ thể còn được gọi là đề kháng cơ học hay còn gọi là đề kháng vật lý.

Lớp da sừng hóa này có nhiệm vụ giữ nước trong cơ thể và ngăn các hóa chất độc hại và mầm bệnh khác ra ngoài, làm cho da trở thành một hàng rào tự nhiên chống lại bệnh tật.

Nó còn có chức năng chống nắng bảo vệ da.

Đây cũng là nơi sinh sống của hệ sinh vật hơn 6.000 loài, trong 1 inch(6.5cm2) có khoản 50 triệu con, ở da nhờn thì 78 triệu con.

Hệ sinh vật trên da

Tuy nhiên hầu hết tất cả vi khuẩn trên người sống hòa bình với nhau và 50 triệu sinh vật trên da cũng là những chiến binh đầu tiên bảo vệ làn da khi các tác nhân gây bệnh lạ tấn công.

Hệ vi sinh vật sống ở lớp sừng gồm: virus, vi khuẩn, nấm và các con động vật chân đốt (ve). Hệ vi sinh vật này rất quan trọng cũng giống như hệ vi sinh vật trong đường ruột thậm chí được các nhà khoa học đặt tên là “làn da thứ 2” (second skin) của con người.

Bởi vì hệ vi sinh vật trên da là lớp bảo vệ cực kì quan trọng chống lại rất nhiều bệnh tật cho cơ thể không chỉ bảo vệ làn da. Hệ vi sinh vật đại diện cho tổng thể đề kháng da.

Đây là lí do những sản phẩm hóa mỹ phẩm công nghiệp không tự nhiên có chứa dù chỉ 1 thành phần không thuộc về tự nhiên có khả năng sẽ làm mất cân bằng nơi trú ngụ của hệ vinh vật gây mất cân bằng chủng loại của các vi sinh vật ra rất nhiều bênh lý về da, làm mất đi làn da thứ 2 của cơ thể.

Dấu hiệu da bị tổn thương

Làn da khỏe mạnh không có vấn đề sẽ đều màu, cấu trúc mềm mại, đủ độ ẩm, cảm thụ  tốt va chạm, áp lực và nhiệt độ. Khi hàng rào tự nhiên của da bị suy yếu, chức năng bảo vệ và vẻ bên ngoài khỏe mạnh  của làn da sẽ bị tổn thương:

  • Da mất đi độ ẩm và độ đàn hồi và có thể khô, thô, nứt và / hoặc chảy xệ. 
  • Da ngày càng trở nên nhạy cảm hơn với các ảnh hưởng bên ngoài (mặt trời, sự thay đổi nhiệt độ) và đặc biệt dễ bị nhiễm trùng.

Làn da bị nhiễm trùng có thể trở nên viêm, các tế bào đề kháng sẽ cố gắng để phục hồi hàng rào bảo vệ bị tổn hại và làm lành sự nhiễm trùng đó. Trong trường hợp mắc các bệnh như viêm da cơ địa và da đầu bị ngứa, các phương pháp điều trị đặc biệt thường được áp dụng để phá vở vòng luẩn quẩn khi bị ngứa và nhiễm trùng và giúp tái tạo lại hàng rào bảo vệ tự nhiên của da.

 Hệ vi sinh vật trên da và khả năng miễn dịch tương ứng. 

Hình (A) Hệ vi sinh vật đa dạng hơn ở làn da khỏe mạnh. Staphylococcus cholermidis, Acinetobacter spp., và cầu khuẩn kỵ khí Gram dương (GPAC) thể hiện các đặc tính bảo vệ chống lại bệnh dị ứng. Keratinocytes và sebocytes giải phóng các peptide kháng khuẩn (AMPs) và liên kết với các tế bào da, chẳng hạn như Propionibacteriumspp., đã được chứng minh. Các thụ thể nhận dạng mẫu (PRR) như miền oligome hóa liên kết nucleotide chứa 2, nhận ra peptidoglycan của vi khuẩn để tăng sản xuất AMP. Phần bù da cũng kiểm soát sự biểu hiện của interleukin (IL)-1, và tăng sản xuất IL-1, sau đó là IL-17A và tiếp theo là sản xuất interferon-γ bởi tế bào T helper 17 và γδ T ở da. Các tế bào T (Treg) điều tiết cư trú chủ yếu xung quanh các nang trứng bình thường và tương tác với các tế bào giao cảm trong một khoảng thời gian cụ thể để đạt được khả năng dung nạp miễn dịch. 
Ngoài các tế bào Foxp3, + Treg cổ điển, Foxp3 + Treg cũng tương tác với vi khuẩn Vitreoscilla filiformis tạo ra sự biệt hóa tế bào Foxp3  Treg. 

Hình (B) Rối loạn vi khuẩn do nhiễm trùng Leishmania không chỉ lây truyền mà còn làm trầm trọng thêm tình trạng viêm da thông qua tuyển dụng bạch cầu trung tính và sản xuất IL-1β. 

Hình (C) Trong viêm da dị ứng, Staphylococcus aureus sinh sôi nảy nở và sự đa dạng của vi sinh vật đồng thời giảm đi. Ngoài ra, cùng với sự phá vỡ hàng rào biểu mô, các cytokine tiền viêm được tạo ra. Kích hoạt tế bào T thành tế bào Th2 xảy ra thông qua hai cơ chế: thoái hóa tế bào mast từ δ-toxin và điều hòa giảm IP-10 và các chemokine tuyển dụng tế bào Th1 khác.

Dưỡng da bằng dầu là thấu hiểu làn da

Vậy chúng ta làm gì để nuôi dưỡng lớp tế bào chết?

Mỹ phẩm, hóa chất công nghiệp kể cả công nghiệp hữu cơ đi ngược lại với tự nhiên về chăm sóc da bên ngoài. Da là 1 bộ phận có vai trò quan trọng gấp rất nhiều lần vai trò thẩm mỹ. Khi da khỏe mạnh tự nhiên, đầy đủ đề kháng thì sẽ đẹp về thẩm mỹ mà không cần phụ thuộc vào hàng chục bước skincare tốn thời gian tiền bạc nhưng lại làm tổn thương da.

Hóa chất nhân tạo phá vỡ hàng rào sinh học, hàng rào vật lý mạnh khỏe vốn có trong khi da cần môi trường sinh thái tự nhiên để hệ vinh vật có thức ăn, nơi sinh sống chan hòa để bảo vệ bạn và làn da.

Để bắt đầu dưỡng da tự nhiên, bạn hãy ngừng sử dụng bất kì mỹ phẩm công nghiệp, kể cả công nghiệp hữu cơ. Chỉ sử dụng thực phẩm tự nhiên, cây cỏ tự nhiên, không khí trong lành, nguồn nước nước sạch sẽ để làm sạch ngoài da, thực hành thiền định và chăm sóc tâm để không nóng nảy tức giận hoặc xúc động, tiêu cực…

Tổng hợp đầy đủ các loại dầu ép lạnh với đầy đủ các dưỡng chất có trong thực vật sẽ chứa đầy đủ các công năng. An toàn cho cả thai phụ và trẻ em, không có mùi hôi, dị ứng, đau đầu…

Dưỡng da bằng dầu phù hợp với mọi loại da và các loại vấn đề khác nhau từ đơn giản đến phức tạp. Da sẽ cải thiện sau khoảng 2 tuần và từ từ phục hồi mạnh khỏe. Đây cũng là cách chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất hiệu quả nhất cho chị em phụ nữ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *